No Alt
Chuyển giao công nghệ
No Alt Chuyển giao công nghệ sơn

Tìm hiểu công thức sản xuất sơn nước

Đăng bởi: Phạm Văn Cương Ngày 04-09-2023 | 89 lượt xem

Sơn nước thì hẳn là ai cũng biết, nhưng để sản xuất ra sơn nước thì không phải ai cũng nắm rõ. Quy trình sản xuất sơn nước ra sao ? sơn nước có những thành phần gì ? cùng chuyển giao công nghệ tìm hiểu chi tiết về công thức sản xuất sơn nước qua nội dung bên dưới nhé.

Sơn nước là gì ?

Sơn nước là một hệ thống đồng nhất gồm các chất như : chất tạo màng, bột màu, nhựa, dung môi và một số chất phụ gia khác, khi phủ lên bề mặt tạo thành một lớp phủ mỏng bám chắc, bảo vệ và trang trí bề mặt cần sơn. Tùy vào tính chất của các dòng sơn khác nhau để xây dựng một công thức sản xuất sơn nước phù hợp. Sơn nước gồm các loại như 

Sơn nội thất: Sơn mịn nội thất, Sơn bóng mờ nội thất, Sơn bóng nội thất, Sơn siêu bóng nội thất, Sơn siêu trắng trần nội thất

Sơn ngoại thất: Sơn mịn ngoại thất, Sơn bóng mờ ngoại thất, Sơn bóng ngoại thất, Sơn siêu bóng ngoại thất, Sơn kháng kiềm, Sơn lót chống kiềm nội thất, Sơn lót chống kiềm ngoại thất

Sơn chống thấm: Sơn chống thấm đa năng trộn xi măng, Sơn chống thấm màu tường đứng, Sơn chống thấm sàn

Sơn trang trí: Sơn Clear bóng không màu, Sơn giả đá...

Tìm hiểu công thức sản xuất sơn nước

Những thành phần có trong sơn nước

Sơn nước gồm những thành phần cơ bản như : Chất tạo màng, bột màu, bột độn, chất phụ gia, nước và dung môi...Chúng hoạt động theo cơ chế nào ? tính chất của từng loại ra sao ?Cùng Net Việt technology tìm hiểu chi tiết về đặc tính của từng loại phụ gia có trong công thức sản xuất sơn qua thông tin sau.

Chất tạo màng

Chất tạo màng là dung dịch nhũ tương của các polyme sẽ chuyển thành màng sơn trong quá trình khô sơn. Khi đó nó dính kết các hợp phần còn lại với nhau tạo nên lớp màng che phủ bám chắc lên bề mặt cần bảo vệ, trang trí. Chất tạo màng trong sơn nước tồn tại ở dạng nhũ tương nghĩa là nhựa phân tán đều trong nước. Trong nhựa nhũ tương, các sợi polyme tập hợp lại với nhau thành từng nhóm tạo thành hạt cầu, các hạt này phân tán đều trong môi trường nước gọi là dung dịch nhũ tương.

Cơ chế và quy trình tạo màng : Khi sơn quét lên bề mặt cần sơn, nhờ quá trình bay hơi mà màng sơn được tạo thành. Màng sơn từ trạng thái lỏng chuyển sang trạng thái rắn ta gọi đó là quá trình tạo màng không chuyển hóa. Màng sơn tạo thành do sự bay hơi dung môi và sự oxy hóa các hạt nhựa nhờ oxy không khí hay xúc tác khâu mạch quá trình tạo màng này gọi là quá trình tạo màng chuyển hóa. Như vậy quá trình oxy hóa dẫn đến sự khâu mạch tạo thành polyme mạng lưới gọi quá trình này là quá trình tạo màng sơn.

Các loại chất tạo màng thông dụng : Trong sơn nước, nhựa latex có chức năng kết dính mọi hợp phần của sơn lại với nhau để tạo thành màng sơn. Với sơn nước thường dùng 3 loại cơ bản như sau:

Copolyme Vinylacetate,  Copolymeacrylic dùng cho sơn nội thất ( interior ).

Styren Acylic dùng cho sơn nội thất và sơn chống kiềm.

Acrylic nguyên chất dùng cho sơn ngoại thất ( exterior ). 

Bột màu phổ biến trong sơn

Bột màu tạo cho sơn có màu sắc theo ý muốn, đồng thời nó còn có tác dụng tạo độ phủ và làm tăng tính năng cơ lý hóa cho màng sơn. Trong sơn bột màu chiếm từ 1 - 10%. Bột màu sử dụng trong vật liệu sơn là những hạt mịn có màu sắc khác nhau, có khả năng phân tán trong nước, trong dung môi và trong chất tạo màng. Tính quan trọng nhất của bột màu là làm cho màng sơn có màu sắc nhất định. Bột màu được đánh giá bằng sức phủ, sức phủ phụ thuộc vào độ đục và hệ số chiết suất. Do vậy hệ số chiết suất được xem như là yếu tố đầu tiên xác định sức phủ của bột màu. Bột màu được chia làm hai loại: Bột màu vô cơ và bột màu hữu cơ.

TITAN 2360

Bột màu vô cơ (Titan dioxit TiO2) : Titan dioxit TiO2 có hai dạng thu hình đó là Anatase và Rutile, đây là loại bột màu có cường độ màu và lực phủ lớn nhất. Trong đó Rutile có chỉ số khúc xạ 2,75 ( Refractive index nD = 2,75 ),  Anatase có chỉ số khúc xạ 2,55 ( Refractive index nD= 2,55 ). Trong vùng ánh sáng nhìn thấy cả hai dạng đều có khả năng phản xạ cao, nên độ trắng cao. Tuy vậy trong vùng sóng ngắn (tím và tử ngoại gần) khả năng phản xạ giảm, dạng rutile giảm nhiều hơn, do đó dạng rutile được xem là kém trắng so với dạng anataz. TiO2 có hoạt tính quang hóa cao,  tác dụng của ánh sáng đặc biệt là ánh sáng vùng sóng ngắn xấp xỉ  400nm bề mặt hạt tách oxy làm màng sơn có thể hóa phấn và có thể làm bạc màu các chất màu hữu cơ tiếp xúc với chúng.

Bột màu Titan dioxit TiO2 thường có phụ gia hạn chế thấp nhất khả năng quang hóa dãy. Các tạp chất kim loại (Fe, Mn) làm Titan dioxit TiO2 có thể thay đổi màu khi chịu tác động của ánh sáng, nhiệt độ, ánh sáng…hiện tượng “vòng hóa” này thì dạng Rutile lại nhạy hơn dạng Anatase. Cũng cần có phụ gia để hạn chế hiện tượng này, phụ gia là các chất màu huỳnh quang có khả năng tẩy trắng quang học. Titan dioxit TiO2 bền hóa học, không tan trong nước, chịu được kiềm loãng, axit đặc, chỉ hòa tan hoàn toàn trong hỗn hợp sunfatamon và axit sunfuric đậm đặc, chịu nhiệt độ cao, ở nhiệt độ 1840 ±100C mới nóng chảy.

Tìm hiểu công thức sản xuất sơn nước

Bột màu hữu cơ : Bột màu hữu cơ so với bột màu vô cơ có kích thước bé hơn ( dạng tinh màu được nghiền mịn ) vì thế sức phủ lớn hơn, phân tán đều hơn, màu đậm và tinh khiết hơn. Tuy nhiên nó cũng có những nhược điểm sau: Khả năng phủ kém, kém bền với ánh sáng với môi trường, dễ bị thay đổi tính chất khi chịu các tác động từ môi trường, giá thành cao hơn vì thế trong thực tế sản xuất nó vẫn dùng ít hơn so với màu vô cơ.

Paste màu: Là các chất màu cơ bản (vô cơ hoặc hữu cơ) bán thành phẩm đã được nghiền mịn sẵn thành dạng nhão, sệt ở độ nhớt nhất định, khi sử dụng pha sơn ta chỉ cần phân tán chúng vào paste sơn trắng, điều khiển độ đậm nhạt của màu sơn theo ý muốn là hoàn thành.

Bột độn

Bộn độn chiếm tỷ lệ từ 30 - 50% trong tổng công thức, đây là thành phần không thể thiếu trong sự hình thành của sơn. Bột độn là các chất dạng bột mịn, màu trắng hoặc màu rất nhạt, chỉ số khúc xạ thấp (khoảng 1, 4 - 1,7) không hòa tan nhưng phân tán tốt trong hỗn hợp cấu thành nên sơn.

Tìm hiểu công thức sản xuất sơn nước

Bột độn được được vào để giảm giá thành sản phẩm, đồng thời làm tăng tính năng kỹ thuật của sơn (tạo độ phủ giả), nâng cao độ bền của lớp phủ sơn (độ cứng, bền nhiệt, bền khí quyển….), góp phần với bột màu làm cho vật liệu sơn ổn định, màng sơn tăng độ bền, làm cho dung dịch sơn trở nên linh động giúp cho chổi sơn và rulo dễ di chuyển khi thi công sơn. Bột độn trong sơn thường tồn tại ở hai dạng ( dạng bột nghiền mịn từ quặng tự nhiên như Kaolin, CaCO3, Silic... và dạng kết tủa hóa học )

Các loại bột độn cơ bản

Tên gọiCông thức hóa họcKhối lượng riêng
Bột đáCaCO34.4 - 4.5
BarisulfatBaSO42.7 - 2.8
SilicaSiO24.4 - 4.6
KaolinAl2O3.SiO2.H2O4.4 - 4.6

Nước và chất phụ gia

Nước là thành phần không thể thiếu trong sơn, chiếm tỷ lệ 10 - 50%, đây là dung môi để pha sơn và cũng là chất điều chỉnh độ nhớt của sơn. Tùy vào chức năng và tính chất của từng dòng sơn khác nhau, kỹ thuật viên sẽ lập công thức sử dụng nước và phụ gia phù hợp.

Tìm hiểu công thức sản xuất sơn nước

Công thức sản xuất sơn cơ bản

STT

TÊN NGUYÊN LIỆU

Tỷ lệ %

1

Nước

32.5

2

Chất phân tán 5040

0.4

3

Chất thấm ướt NP9

0.2

4

Chất phá bọt Defoamer 319

0.35

5

Ti tan CR828

5.6

6

Bột nặng CaCO3

20.2

7

Thạch anh

10.9

8

Chất chống nấm mốc EPW

0.36

9

Chất làm đặc dạng bột 30W

0.3

10

Chất điều chỉnh PH AMP95

0.2

11

Nhựa chống thấm MC1

27

12

Chất trợ tạo màng Texanol

0.35

13

Chất bảo quản Acticide HF

0.4

14

Chất chậm khô PG

0.8

15

Chất làm đặc dạng nước AP10

0.4

Công thức xây dựng mang tính chất tham khảo để diễn giải về các thành phần có trong công thức sơn. Để sản xuất trực tiếp, khách hàng nên có sự tư vấn từ chuyên gia công nghệ sơn của Net Việt, hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có nhu cầu

Quy trình sản xuất sơn trắng ( Pase trắng )

Giai đoạn chuẩn bị

Tuân thủ nghiêm ngặt việc cân đo đong đếm tuyệt đối chính xác các loại nguyên liệu theo lệnh sản xuất.

Thực hiện đúng quy trình theo 3 giai đoạn : giai đoạn phân tán, giai đoạn nghiền, giai đoạn trộn.

Khi nạp nguyên liệu cần tuân thủ theo đúng trình tự các loại hóa chất tránh tình trạng nhầm lẫn làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Lựa chọn nguyên liệu phù hợp với tính chất của từng loại sơn.

Thiết kế hợp lý, pha chế tiết kiệm.

Các thiết bị cơ khí và dụng cụ đồng bộ.

Quy trình kỹ thuật hợp lý, dễ thao tác. Dễ khống chế điều kiện kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Giai đoạn phân tán

Cân, kiểm tra nước sạch theo phiếu xuất kho

Bật máy phân tán ở tốc độ 800 vòng/ phút.

Cho bột độn, chất tạo độ phủ vào theo đường phễu nạp liệu đến khi hết số lượng theo phiếu xuất.

Cho chất làm đặc dạng bột và chất điều chỉnh PH vào rồi tăng tốc độ phân tán lên 1800 vòng/ phút và cho chạy trong 10 phút.

Tiếp tục cho chất phân tán, chất thấm ướt, chất bảo quản, chất chống nấm mốc, chất khử bọt, chất chậm khô vào và chuyển sang giai đoạn nghiền.

Giai đoạn nghiền

Tăng tốc độ của máy lên 2000 vòng/ phút và phân tán trong vòng 20 phút.

Theo dõi vận hành máy nghiền cho đến khi nghiền xong.

Kiểm tra độ mịn của hạt, nhiệt độ sau khi nghiền nếu nóng quá phải làm mát bằng cách thêm lượng nước theo phiếu xuất và làm mát quanh vỏ thùng.

Khi đạt yêu cầu thì bơm sang thùng trộn.

Giai đoạn trộn

Kiểm tra vệ sinh thùng trộn và đường ống dẫn nguyên liệu

Thực hiện bơm định lượng nguyên liệu vào bao gồm: chất tạo độ dầy, độ phủ, chất tạo màng theo phiếu xuất.

Trộn trong vòng 20 phút, bổ xung lượng hóa chất còn lại như : chất phá bọt, chất làm đặc dạng nước, chất điều chỉnh PH vào.

Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng thấy đạt thì chuyển sang giai đoạn đóng thùng.

Tóm lại

Công thức sản xuất sơn nước là sự kết hợp đồng bộ giữa bột độn, chất tạo màng, bột màu, nước và phụ gia, tùy theo chất lượng giá thành, tính năng của loại sơn cần sản xuất, từ đó xây dựng công thức sản xuất sơn phù hợp...Những thông tin chia sẻ của chúng tôi mang tính chất tham khảo, vì vậy để được tư vấn về mở xưởng sản xuất sơn, cũng như setup nhà máy sản xuất sơn, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin.

Liên hệ

CÔNG TY TNHH TM VÀ QC NET VIỆT

Địa chỉ : 16, Phan Trọng Tuệ, Thanh Trì, TP. Hà Nội

Hotline : 0943.188.318 Tư vấn công nghệ

Email : congnghesonnuocnano@gmail.com

120 đánh giá Tìm hiểu công thức sản xuất sơn nước

4.6
5
82 đánh giá
4
26 đánh giá
3
11 đánh giá
2
0 đánh giá
1
1 đánh giá
Chọn đánh giá

1 bình luận cho Tìm hiểu công thức sản xuất sơn nước

Gửi câu hỏi
V Vũ Nguyên Sa
Tôi đang quan tâm đến công thức sản xuất sơn, và setup dây chuyền sản xuất sơn quy mô nhỏ. Có thể tư vấn giúp tôi không ? Bài viết chia sẻ hay quá
No Alt
Viettel: 0828.188.886
No Alt
Vina: 0943.188.318
No Alt
No Alt